Hiểu đúng về Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là 1 trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người lao động. Con người muốn tồn tại và phát triển cần có hoạt động lao động do đó xuất hiện mối quan hệ giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Ngoài tiền lương hàng tháng thì đơn vị sử dụng lao động còn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định. Dưới đây làm rõ hơn về hệ thống bảo hiểm xã hội tại Việt Nam và các chế độ của BHXH hiện nay.

 

1. Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

 

2. Sổ bảo hiểm xã hội

Sổ BHXH là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

 

3. Các loại hình Bảo hiểm xã hội

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

 

4. Đối tượng tham gia BHXH

Theo khoản 2 Điều 3 Luật BHXH 2014 thì người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Người lao động:

Là công dân Việt Nam

  • Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định;
  • Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương.

Là công dân nước ngoài

  • Làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
  • Theo khoản 1 Điều 124 Luật BHXH năm 2014, đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ ngày 01/01/2018.

Người sử dụng lao động

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

 

5. Các chế độ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: 

  • Chế độ BHYT, ốm đau;
  • Chế độ thai sản;
  • Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
  • Chế độ hưu trí;
  • BHXH một lần
  • Chế độ tử tuất.

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây (áp dụng cho cá nhân không đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc)

  • Chế độ hưu trí;
  • Chế độ tử tuất.

 

6. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm

Đối với BHXH bắt buộc

Đối với Người lao động:

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
  • Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh.

Đối với Đơn vị sử dụng lao động (Doanh nghiệp):

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);
  • Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ:
  • Cấp thẻ BHYT: 7 ngày làm việc;
  • Cấp sổ BHXH: 20 ngày làm việc;
  • Thay đổi điều kiện đóng phát sinh truy thu: 30 ngày làm việc.

Đối với BHXH tự nguyện

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ

Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH

Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) tại điểm 1 mục 2.3 (Thành phần hồ sơ); nộp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu

+ Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) tại điểm 1 mục 2.3 (Thành phần hồ sơ) và mục 2.4 nộp cho Đại lý thu.

+ Đại lý thu lập Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS)Tờ khai Mẫu TK1-TS của người tham gia nộp cho cơ quan BHXH.

Trường hợp người tham gia có yêu cầu hoàn trả tiền đóng BHXH tự nguyện thì lập hồ sơ theo quy định tại tiết b điểm 1 mục 2.3 (Thành phần hồ sơ), nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH hoặc Đại lý thu.

Bước 2.  Đóng tiền

Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm: Sổ BHXH; Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) và tiền hoàn trả theo hình thức đã đăng ký.

 

7. Mức đóng BHXH 01/7/2021 đến hết 30/6/2022

*Đối với BHXH bắt buộc

Đối với NLĐ là công dân Việt Nam

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0%

1%

3%

8%

1%

1.5%

21%

10.5%

Tổng cộng 31.5%

Đối với NLĐ nước ngoài

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

3%

0%

3%

1.5%

6%

1.5%

Tổng cộng 7.5%

 

*Đối với BHXH tự nguyện

Căn cứ Điều 87, Luật BHXH Việt Nam 2014 quy định chi tiết mức đóng BHXH tự nguyện cho người lao động như sau: Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

 

8. Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc năm 2021

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Công việc giản đơn

Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề

Công việc giản đơn

Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề

Vùng I

4.420.000

4.729.400

4.641.000

4.965.870

4.729.400

5.060.458

Vùng II

3.920.000

4.194.400

4.116.000

4.404.120

4.194.400

4.488.008

Vùng III

3.430.000

3.670.100

3.601.500

3.853.605

3.670.100

3.927.007

Vùng IV

3.070.000

3.284.900

3.223.500

3.449.145

3.284.900

3.514.843