Giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì?

Bài viết cung cấp các thông tin nhằm giải đáp cho câu hỏi giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì, từ đó giúp bạn đọc có những chuẩn bị đầy đủ để tiến hành giải thể nhanh chóng, thuận lợi.

Để chấm dứt việc hoạt động của một doanh nghiệp, chúng ta cần tiến hành quá trình giải thể. Vậy giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì? Các bước tiến hành của nó ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì? Các giấy tờ phải chuẩn bị

Theo quy định của các cơ quan chức năng, khi tiến hành giải thể doanh nghiệp, đơn vị cần phải chuẩn bị một số giấy tờ sau:

– Thông báo về việc tiến hành giải thể doanh nghiệp

– Biên bản họp và quyết định về giải thể doanh nghiệp của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), quyết định giải thể công ty được chủ sở hữu ký tên (đối với công ty TNHH một thành viên)

– Danh sách người lao động đang làm việc tại đơn vị và quyền lợi đã được giải quyết cho họ.

– Danh sách chủ nợ, số nợ đã thanh toán, trong đó có cả các khoản nợ về thuế, bảo hiểm xã hội.

– Xác nhận của ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản về việc tất toán số dư. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa mở tài khoản ngân hàng nào, doanh nghiệp cần bổ sung cam kết chưa mở tài khoản và không dư nợ tại bất kỳ tổ chức cá nhân, ngân hàng nào.

– Các giấy tờ chứng minh đơn vị đã đăng bố cáo tiến hành giải thể doanh nghiệp.

– Thông báo từ cơ quan Thuế về việc đơn vị đóng mã số thuế.

– Giấy xác nhận từ phía cơ quan Công an về việc đơn vị đã nộp và hủy con dấu theo quy định. Trường hợp chưa khắc dấu, đơn vị cần có văn bản xác nhận của Công an.

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp. Đối với các đơn vị được thành lập trước ngày 01.01.2000, cần phải bổ sung thêm giấy phép thành lập doanh nghiệp.

– Báo cáo của đơn vị về việc thực hiện thủ tục giải thể. Trong báo cáo thể hiện cam kết đã tất toán hết toàn bộ các khoản nợ, bao gồm cả nợ thuế và giải quyết mọi quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

– Trường hợp đơn vị có các văn phòng giao dịch, chi nhánh thì cần phải bổ sung hồ sơ giải thể cho văn phòng giao dịch, chi nhánh đó. 

– Đối với trường hợp doanh nghiệp tư nhân, cần có tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

Bước 1:

Trong quyết định này có đầy đủ các nội dung gồm:

– Tên, địa chỉ doanh nghiệp

– Lý do tiến hành giải thể

– Thời hạn, quá trình thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ với nhà nước, giải quyết quyền lợi cho người lao động.

– Họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Tiếp đó, doanh nghiệp cần tiến hành thanh lý tài sản. Trừ khi trong điều lệ có quy định về việc thành lập tổ thanh lý tài sản, hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu (đối với công ty TNHH MTV) trực tiếp tiến hành thanh lý.

Trong vòng 7 ngày kể từ này thông qua quyết định, đơn vị phải gửi lên sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, các chủ nợ, những người có quyền và lợi ích liên quan đến doanh nghiệp, người lao động, được treo trực tiếp tại trụ sở chính hoặc chi nhánh (nếu có). Đồng thời, doanh nghiệp cần đăng tải ít nhất 3 số liên tiếp về việc giải thể trên báo viết hoặc báo điện tử.

Bước 2:

Gửi công văn lên cơ quan thuế đề nghị quyết toán và tiến hành đóng mã số thuế.

Bước 3:

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày tất toán các khoản nợ, đơn vị cần gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 4:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đơn vị tiến hành thủ tục trả dấu cho cơ quan Công an. Sau khi có văn bản xác nhận, đơn vị nộp lại cho sở kế hoạch và đầu tư tỉnh kèm theo một báo cáo về quá trình giải thể doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì? Những vấn đề cần lưu ý

Bên cạnh những thông tin về vấn đề giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì ở trên, các đơn vị cần lưu ý một số điều sau:

– Chỉ nên trả dấu cho cơ quan công an khi cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu trả dấu. 

– Cần liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để có những hướng dẫn phù hợp.

– Nếu không thành thạo về thủ tục này, bạn có thể sử dụng dịch vụ của các đơn vị để tiết kiệm thời gian và công sức. 

Hi vọng với những thông tin được trình bày ở trên sẽ giúp bạn đọc tìm được đáp án cho câu hỏi giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì, từ đó có những kiến thức bổ ích để giải quyết quá trình giải thể thêm nhanh chóng, thuận tiện.