Cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú và không cư trú

Thuế TNCN luôn là vấn đề mà nhiều người lao động, kế toán quan tâm. Làm sao để biết được số thuế TNCN mà mình phải nộp là bao nhiêu, liệu mình đã tính đúng số thuế TNCN chưa? Vậy ngày hôm nay, Cameltax cùng bạn tìm hiểu về thuế TNCN từ tiền lương tiền công đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.

  1. Đối với cá nhân cư trú

Trước hết, chúng ta cần hiểu được thế nào là cá nhân cư trú. Theo Luật Thuế TNCN năm 2017 và theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC, một cá nhân là cá nhân cư trú nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

– Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam

– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo HĐ thuê có thời hạn.

Số thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú được tính như sau:

1.1. Trường hợp ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên

Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên, thuế TNCN được tính theo công thức sau:

Thuê TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế TNCN

x

Thuế suất

Trong đó:

+ Thu nhập tính thuế TNCN được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ. Trong đó: Thu nhập chịu thuế =  Tổng thu nhập – các khoản miễn thuế.

Tổng thu nhập được xác định theo quy định tại khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC, là tổng thu nhập bao gồm tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ.

Các khoản miễn thuế TNCN bao gồm:

++ Tiền ăn giữa ca, ăn trưa. Nếu DN tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn,… hay chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế. Mức phụ cấp tiền ăn giữa ca, ăn trưa theo quy định hiện nay là 730.000 VNĐ/tháng. Nếu phần chi vươt quá 730.000 VNĐ sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế.

++ Mức khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, diện thoai, trang phục

Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN.

Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi được thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.

+++ Phần trang phục

Phần chi trang phục hiên vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Nếu phần chi trang phục cho người lao động bằng tiền cho người lao động vượt quá 5.000.00VNĐ/người/năm

Trường hợp DN có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 5.000.000 VNĐ/người/năm và chi bằng hiện vật phari có hóa đơn, chứng từ

+++ Tiền điện thoai, công tác phí được quy định trong hợp đồng lao động, quy chế lương,….về điều kiện hưởng, mức hưởng sẽ không chịu thuế TNCN. Nếu chi cao hơn mức quy định đó sẽ chịu thuế TNCN.

++ Tiền thuê nhà trả thay không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế: Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

++ Tiền làm them giờ vào các ngày nghỉ lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn. Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm. Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm theem giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, them giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

++ Khoản tiền đám hiểu, hỉ

Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản than và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành  luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

++ Tiền mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ

Trường hơp khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tính lũy về phí bảo hiểm, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động thì sẽ phải chịu thuế TNCN.

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các DN bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam), thì khoản tiền này không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

++ Tiền mua vé máy bay khứ hồi cho người nước ngoài về nước 1 lần/năm

Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại, khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm viêc về Việt Nam và ngược lại.

++ Một số khoản miễn thuế khác như:

+++ Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân golf, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ,…). Nếu thẻ đươc sử dụng chung không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

+++ Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí,….Nếu nội dung chi trả không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính thu nhập chịu thuế.

+++ Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động  phải phù hợp công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động  thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

Các khoản giảm trừ bao gồm:

++ Giảm trừ gia cảnh: Đối với người nộp thuế là 11.000.000 VNĐ/tháng, 132.000.000 VNĐ/năm. Đối với mỗi người phụ thuộc là 4.400.000 VNĐ/tháng (phải đăng ký và được cấp MST người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh).

++ Các khoản bảo hiểm bắt buộc

++ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học và phải có tài liệu chứng minh đóng góp chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cở sở được thành lập hợp pháp.

+ Thuế TNCN đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên sẽ được tính theo biểu thuế suất thuế TNCN lũy tiến từng phần:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đông)

Thuế suất (%)

 

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 126

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

 

1.2. Đối với cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng có tổng mức chi trả từ 2.000.000 đồng/lần trở lên sẽ phải khấu trừ 10% thuế TNCN trước khi chi trả cho người lao động

Thuế TNCN trong trường hợp này sẽ được tính theo công thức sau:

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Trong trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất nguồn thu nhập tại nơi cơ quan chi trả thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Cá nhân làm cam kết để không bị khấu trừ 10% thuế TNCN. Tại thời điểm làm cam kết cá nhân đó phải đăng ký thuế và có mã số thuế cá nhân.

 

  1. Cá nhân không cư trú

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện để được xác định là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam phải nộp thuế TNCN theo quy định.

Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất 20%

Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

Đối với trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thuế TNCN được xác định theo công thức sau: 

+ Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Tổng số ngày làm việc trong năm

Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

+ Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày có mặt ở Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

365 ngày

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.